Giống như các loại máy móc và phương tiện khác, xe ô tô sau một thời gian sử dụng, vận hành nhất định thì các chi tiết, bộ phận và động cơ sẽ bị khấu hao, giảm chất lượng, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động. Do vậy, nhằm đảm bảo an toàn và kéo dài thời gian sử dụng xe, người dùng nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các chi tiết hoặc bộ phận bị hư hỏng và có cách bảo quản xe ô tô phù hợp.
Giống như các loại máy móc và phương tiện khác, xe ô tô sau một thời gian sử dụng, vận hành nhất định thì các chi tiết, bộ phận và động cơ sẽ bị khấu hao, giảm chất lượng, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động. Do vậy, nhằm đảm bảo an toàn và kéo dài thời gian sử dụng xe, người dùng nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các chi tiết hoặc bộ phận bị hư hỏng và có cách bảo quản xe ô tô phù hợp.
Một số chi tiết cần chú ý như như dầu nhớt, hệ thống bôi trơn, phanh, lốp, lọc gió… để đảm bảo xe luôn trong trạng thái tốt nhất. Đồng thời việc kiểm tra và bảo dưỡng cũng giúp phát hiện kịp thời các hư hỏng để nhanh chóng khắc phục, đảm bảo an toàn khi vận hành.
Mỗi dòng xe khác nhau sẽ có quy trình bảo dưỡng khác nhau. Cách bảo dưỡng xe ô tô cũ sẽ không thể giống với cách bảo dưỡng xe ô tô mới. Để biết chính xác thời điểm khi nào xe cần bảo dưỡng, người dùng có thể tham khảo thông tin trong sách hướng dẫn bảo dưỡng xe ô tô đi kèm. Thông thường, quy trình bảo dưỡng xe cho từng bộ phận sẽ được tiến hành định kỳ theo số km di chuyển hoặc thời gian sử dụng nhất định như sau:
– Sau 6 – 12 tháng: Thay mới cần gạt nước.
– Sau 12 tháng: Thay dầu máy (ngay cả khi chưa chạy đủ 12.000km).
– Sau 12 – 24 tháng: Thay dầu ly hợp và thay dầu phanh xe.
– Ít nhất 2 năm: Kiểm tra ắc quy tối thiểu 1 lần.
– Thường xuyên kiểm tra áp suất lốp và nước rửa kính xe.
Mỗi dòng xe khác nhau sẽ có quy trình bảo dưỡng khác nhau. Cách bảo dưỡng xe ô tô cũ sẽ không thể giống với cách bảo dưỡng xe ô tô mới. Để biết chính xác thời điểm khi nào xe cần bảo dưỡng, người dùng có thể tham khảo thông tin trong sách hướng dẫn bảo dưỡng xe ô tô đi kèm. Thông thường, quy trình bảo dưỡng xe cho từng bộ phận sẽ được tiến hành định kỳ theo số km di chuyển hoặc thời gian sử dụng nhất định như sau:
Một trong các bước bảo dưỡng ô tô quan trọng và cần chú ý đầu tiên chính là kiểm tra và thay dầu nhớt cho xe. Thông thường, sau khoảng 5.000km di chuyển hoặc 3 tháng sử dụng thì người dùng nên thay dầu nhớt cho xe và thay lọc nhớt sau mỗi 2 lần thay nhớt. Sau khi kiểm tra xong lọc nhớt, người dùng cũng cần siết lại ốc xả nhớt, và đổ lượng dầu nhớt vừa đủ, đúng loại theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Lọc gió động cơ đóng vai trò lọc sạch không khí trước khi đưa không khí hòa trộn với nhiên liệu đi vào buồng đốt. Bộ phận này cực kỳ quan trọng và nếu không may lọc gió bị rách sẽ khiến bụi bẩn chui vào làm ảnh hưởng đến động cơ, thậm chí gây hư hỏng.
Người dùng có thể thực hiện cách tự bảo dưỡng xe ô tô với chi tiết lọc gió điều hòa. Bộ phận lọc gió này tuy nhỏ bé nhưng có nhiệm vụ quan trọng là lọc giữ lại bụi bẩn trong không khí trước đưa không khí qua dàn lạnh của điều hòa, giúp không khí trong xe luôn trong lành và mát mẻ.
Khi lọc gió điều hòa bám quá nhiều bụi bẩn sẽ dễ gây mùi khó chịu và khiến không khí không thể đi vào trong xe. Do vậy, người dùng cần thường xuyên kiểm tra và vệ sinh lọc gió điều hòa, hoặc thay mới khi cần. Theo khuyến nghị của nhà sản xuất lọc gió điều hòa nên được thay khi xe đã chạy được 15.000 – 20.000km.
Phanh (thắng) là bộ phận liên tục phải hoạt động và chịu áp lực cao khi xe vận hành, đặc biệt trong điều kiện giao thông đông đúc và phức tạp như tại Việt Nam sẽ khiến phanh nhanh hao mòn.
Các bước bảo dưỡng xe ô tô đối với phanh xe cần thực hiện thường xuyên, bao gồm việc vệ sinh đĩa phanh, loại bỏ bụi bẩn và giúp tăng độ ma sát của phanh. Nếu kiểm tra thấy bố phanh quá mòn rồi thì cần kịp thời thay thế để đảm bảo hệ thống phanh luôn hoạt động an toàn và hiệu quả.
Ngoài việc kiểm tra những bộ phận cụ thể trên đây, chủ xe cũng cần chú ý cách bảo dưỡng ô tô thông qua kiểm tra các chi tiết dầu phanh, dầu trợ lực lái, dầu hộp số, nước rửa kính xe, mức nước làm mát động cơ để đảm bảo các tính năng của xe luôn hoạt động tốt.